Gia
đình và Xã hội
Gia đình là đơn vị nhỏ nhất và cơ bản nhất của
xã hội. Gia đình là gạch nối các thế hệ. Gia đình làm nên nền Văn hoá và Văn
minh của dân tộc
Lễ bái, giỗ tết, cưới xin, tang chế, tôn ty trên dưới, chào kinh, ăn uống v.v. là khởi đầu của nền Văn hóa dân tộc. Những cái đó xuất phát từ mái ấm của gia đình.
Gia đình có trước Chính quyền, và làm nên sức
mạnh của Quốc gia: Công nhân, nông gia, sinh viên, thương gia, linh mục, tổng
thống, giáo hoàng, đều xuất thân từ gia đình.
Ðức Kitô Giêsu xuống thế làm người, Ngài đã
xuống thế qua một gia đình, và Ngài sống trong một gia đình, không chỉ một
ngày, mà suốt 30 năm rồi mới ra đi rao giảng.
Gia đình là nền tảng của quốc gia, là nơi chứa
đựng tình thương của nhân loại: chăm sóc trẻ thơ, dạy dỗ thanh thiếu niên,
phụng dưỡng cho người già.
Một nước có nhiều gia đình tốt, quốc gia hưng
thịnh. Một nước có nhiều gia đình ly tan, nguy cơ suy vong đã nằm sẵn. Năm 1995
Tim McVeigh, tên khủng bố đã dùng 7000 cân thuốc nổ phá sập tòa nhà của chính
phủ Liên Bang Mỹ ở Oklahoma, giết 149 người lớn và 19 trẻ em, Veigh sẽ bị tử
hình vào tháng 5 năm 2001, các quan chức tư pháp đã cho Veigh 20 lần cơ hội để
ân hận và nói lời xin lỗi những gia đình nạn nhân, nhưng anh ta vẫn không. Ðược
biết từ thời niên thiếu Veigh đã phải sống trong cảnh cha mẹ ly dị nhau.
Xây dựng một quốc gia hùng mạnh, không chỉ xây
dựng kinh tế quốc phòng hùng mạnh, mà phải xây dựng nền móng yên vui hợp nhất
của gia đình trước đã.
![]() |
Gia Đình Hạnh Phúc..... |
Gia đình và Hội thánh
Ðức Giêsu Kitô và Hội thánh như một gia đình,
Ngài yêu mến Hội thánh như hiền thê của ngài (Ep5: 32). Còn đối với Hội thánh
thì gia đình là một Giáo hội thu nhỏ. (Lumen Gentium, Ch II).
Khi tạo dựng, Thiên Chúa muốn cho loài người
đông số, ngài đã đặt nền tảng nhân loại trên một gia đình. Và Yavê Thiên Chúa
đã dựng nên Eva, trao nàng vào tay Adam (Kn 2:18tt). Hỏa ngục muốn phá đổ cuộc
tạo dựng nên chúng đã phá sự hợp nhất của gia đình, chúng đã kéo gia đình Adam
Eva ra khỏi Thiên Chúa. Nhưng lòng thương xót của Thiên Chúa vẫn bao bọc nhân
gian, Ðức Giêsu Con Thiên Chúa đã được sai đến đặt lại nền móng của gia đình
bằng tình yêu trái tim chảy máu của Ngài nơi thập giá, (Yn2:1tt & Yn19:26-27,34).
Ðức Kitô đã keo dính hai vợ chồng lại bằng tình yêu của Thần Khí, (Bítích),
không một mãnh lực nào của tối tăm có thể phân ly. (Mt19:5)
Có một sai lầm lớn trong Giáo lý, khi dạy các
em nhỏ bài học như sau:
Hỏi, Bậc vợ chồng và bậc tu trì, bậc nào trọng
hơn?
Thưa, Bậc tu trì trọng hơn, vì người tu trì
dâng trọn đời mình để chuyên lo việc Chúa, và phụng sự anh em đồng loại. (Giáo
lý Công Giáo, trang 109, nhà xuất bản Dân Chúa, Gretna, LA 70053). Giáo lý này
đi ngược với Hiến Chế Lumen Gentium của Công đồng Vaticanô II và Tông Huấn
Christifideles Laici của ÐTC Gioan Phaolô II. Và còn ngược với Kinh Thánh nữa.
(Yn 2:1tt)
Gia đình và xứ đạo
Nhiều gia đình tín hữu họp lại làm thành một
xứ đạo, và, xứ đạo được thành lập để phục vụ các gia đình. Ðây là Chân Lý từ Thánh
Kinh. (Yn 13: 13t)
Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ là nơi
đông số người Việt muốn đến tị nạn, nhiều linh mục Việtnam đứng ra nhờ các hội
thiện nguyện bảo lãnh cho giáo dân đến định cư tại khu vực của mình, để có thể
lập xứ đạo. Xứ đạo được thành hình là do sự quy tụ đông đảo các gia đình giáo
dân xung quanh một linh mục, mà Chúa Giêsu Thánh Thể là trung tâm.
Không có giáo dân thì không có cha xứ, Người
đứng một mình giữa đồng cỏ mênh mông mà không có lấy một con cừu làm sao gọi là
kẻ chăn chiên. Ngược lại, giáo dân đông đảo mà không có linh mục, thì giống
"như chiên cừu không người chăn dắt", và họ sẽ đói khát lương thực,
vì không có Bítích.
Xây dựng một xứ đạo, không chỉ xây nhà thờ to
lớn, nhà xứ khang trang, quí chức lên xuống, hội đoàn tấp nập, lễ lạc linh
đình, tuy những cái đó cần cho một tổ chức trần thế, nhưng xứ đạo mà chỉ có thế
thì sẽ trở thành một cơ cấu của tập đoàn cai trị, phản Tin Mừng. Việc này xảy
ra rất nhiều ở các xứ đạo Việtnam, quốc nội cũng như hải ngoại.
Ðức Giêsu bỏ trời xuống chỉ để phục vụ.
(Mt20:27-28). Giáo xứ là căn nhà mở rộng đón tiếp mọi người và phục vụ mọi
người. (Christifideles Laici, Ch.27; John Paul II, 1988). Một xứ đạo bình an là
Linh mục giáo dân gắn bó với nhau trong lòng Mến, liên kết nhau như chi thể một
thân mình mà đầu là Chúa Giêsu, Ðấng hiện diện giữa cộng đoàn.
Một xứ đạo là nơi có vị mục tử luôn thao thức
tìm kiếm các linh hồn đau khổ tất bạt, (Lc15:4b). Trùm trưởng, chức việc, là
người cộng tác mục vụ: giúp đỡ người đau yếu hoạn nạn, an ủi người gặp khó nguy
hồn xác, mở rộng cửa đón tiếp dự tòng, tạo điều kiện dễ dàng cho việc học giáo
lý, việc xưng tội, rước lễ, và nhận lãnh các Bítích..
Xứ đạo là "giếng nước của thôn xóm",
(Christifideles Laici Ch27); Nước là Chúa Kitô Thánh Thể; (Yn 4:1tt; 7:37-39).
Linh mục và giáo dân mỗi Chúa nhật họp nhau lại, lấy Lời Chúa chia sẻ nâng đỡ
nhau, rồi cùng ăn một bánh, cùng uống một chén, cùng nhau đặt muôn vàn khó khăn
gai lửa của gia đình của xứ đạo lên bàn thờ như của lễ sống động dâng lên Thiên
Chúa.
Nơi "Giếng nước" đó không chỉ các
gia đình tín hữu, mà ai ai trong lối xóm cũng được mời đến gặp gỡ Chúa Kitô, để
họ được uống nước nơi nguồn suối Cứu Ðộ
Tất cả ban hành giáo, các qúi chức, các hội
đoàn trong giáo xứ được lập ra không phải để thành một thứ triều đình của cha
xứ, hoặc một thứ ban bệ trình diễn những ngày lễ lớn, cũng không phải là những
công chức ngồi thu tiền cấp giấy, mà là những kẻ xả thân tình nguyện phục vụ.
Nếu không, xứ đạo sẽ trở thành một hội Ái Hữu, chỉ biết lo cho nhũng hội viên
đóng góp, ai không đóng góp thì người ấy là ngoại nhân.
Cha xứ và các linh mục trong xứ phải có tấm
lòng thương xót của Chúa Giêsu, (Mc 6:34). Thổn thức ngày đêm với nỗi đau hồn
xác của con chiên.
Khi vị cha xứ không là quan cai trị trên giáo
dân, mà là vị chủ chăn ngày đêm chỉ biết lo cho con chiên. Khi các gia đình
trong xứ đạo biết gắn bó với nhau trong lòng Mến, thì Chúa Giêsu có ở đó, giữa
mọi người. Lúc ấy mọi gia đình sẽ hăm hở quy tụ quanh chủ chiên; và lúc ấy
không chỉ tiền bạc, mà cả mạng sống họ cũng hiến dâng cho Chúa và cộng đoàn.
Gia đình là Men, là Muối
Mọi người qua lại đều trông thấy ngôi thánh
đường khang trang bề thế, nhưng thế gian chỉ nhận biết Chúa Kitô qua những
thành viên gia đình tín hữu sống chung với họ trong xã hội, bởi vì chính những
thành viên gia đình sẽ (phải) là men là muối là ánh sáng của Chúa Kitô cho khắp
thế gian, rồi thế gian nhìn cách sống thương yêu của họ, người ta mới tìm đến
nhà thờ đến xứ đạo gia nhập Hội thánh. Ðể các gia đình trở thành men thành muối
giữa đời, là nhiệm vụ của cha sở, của các bậc trưởng thượng trong xứ đạo, bậc
làm cha mẹ, nhưng lại không phải bằng tài năng của các vị ấy, mà bằng nguồn
mạch họ lấy từ Chúa Kitô.
Gia Ðình và Chúa Kitô
Hạnh phúc đích thật của gia đình chỉ gồm trong
3 yếu tố này: Bình an, Vui mừng, và Yêu mến. Cái bất hạnh nhất của gia đình là tôn
thờ Tiền Bạc.
Thế nhưng ba yếu tố hạnh phúc trên, không
thuộc về người, và cũng không thể tìm thấy nơi trần gian này, mà nó thuộc về
Thiên Chúa. Còn cái bất hạnh, tức là Tiền Bạc, lại vừa tầm tay mọi người, và cả
thế gian đang lao vào tìm kiếm.
Cho nên gia đình muốn có hạnh phúc đích thật
phải rất cần Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là nền tảng của sự Bình An, Vui Mừng và Yêu
Thương. Hạnh phúc gia đình phải dìm vào trong Chúa Kitô, cho nên gia đình rất
cần Bítích. Chịu Bítích là đem Chúa Giêsu vào trong gia đình. Chúa Giêsu sống
giữa gia đình, sống chung với gia đình và Ngài làm chủ gia đình. Gia đình tín
hữu khác với mọi gia đình trên thế gian là tôn vinh Chúa Giêsu và để Ngài làm
chủ. Gia đình theo cách thế gian thì ông bố làm chủ, hoặc bà mẹ làm chủ, hoặc đứa
con lớn làm chủ, cho nên thường xảy ra mỗi người một ý, hoặc ý người này đàn áp
ý người kia. Ai là người có tiền lo được cho gia đình thì ý người đó được tôn
trọng nhất, cuối cùng tiền làm chủ. (Xem Lc 16-13). Tiền bạc là đầu mối sự phân
hoá và là cha sự kiêu căng. Sự phân hoá, sự kiêu căng thuộc về ma quỉ.
Gia đình hạnh phúc là gia đình thuộc về Chúa
Kitô, lúc hai người nam nữ nói lên lời hứa hôn nhân và trao nhau nhẫn cưới, là
lúc họ làm Bítích cho nhau. Làm Bítích là đón mời Chúa Giêsu vào cuộc đời hôn
nhân của họ. Khi họ nói lời hứa và trao nhẫn cho nhau là lúc Chúa Giêsu bảo
hiểm tình yêu của họ bằng tình yêu của Thiên Chúa, Ngài làm trái tim hai người
nên một với nhau trong Trái tim của Ngài, họ sẽ sống sung túc suốt đời, sinh
sản và nuôi dạy con cái, trong sự Bằng yên, Vui mừng, và Yêu mến củaThiên Chúa.
Sự sống còn của gia đình tín hữu là Bítích,
Lời Chúa và Cầu nguyện. Gia đình nào không chịu Bítích, luôn bỏ lễ Chúa nhật,
và không Cầu nguyện, dù tiền bạc có đếm không hết, sự rạn nứt đã bắt đầu.
0 nhận xét | Viết lời bình