Lược sử Giáo xứ Thạch Đà

Giáo Xứ Thạch Đà Hình Thành Và Phát Triển.
I/Hình Thành:
Biến cố trọng đại nhất là năm 1954 đất nước chia đôi Nam-Bắc 1 triệu người đã vào Nam lập nghiệp.Theo dòng người di cư ấy một bộ phận không nhỏ giáo dân của số họ đạo,xứ đạo thuộc giáo phận Bắc Ninh đã vào Nam định cư rải rác tại nhiều giáo phận như Sài Gòn,Long Khánh,Long Xuyên,Đà Lạt. Năm 1956 khoảng hơn 100 gia đình công giáo gồm 1200 người xuất phát từ xã Tiên Thuận,Gò Dầu hạ Tây Ninh đã chọn vùng đất từ xã Thông Tây Hội Quận Gò Vấp tỉnh Gia Định làm nơi sinh sống và giữ đạo. Từ một vùng đất hoang sơ,nghèo nàn Cha Giuse Nguyễn Hữu Tống và bà con giáo dân thuộc 7 họ đạo:Thạch-Đà,Mai-Châu,Bến-Cốc,Thường-Lệ,Văn-Quán,Bến-Dừa,Hạ-Lôi đóng góp công sức xây dựng nên 1 ngôi nhà thờ nhỏ với tường đất mái lá làm nơi thờ phượng. Qua tìm hiểu và kể lại của các vị cao niên cũng như những người đã có mặt ngay từ thời gian đầu của ấp 7 Thông tây Hội với tên gọi địa danh thời đó thì giáo xứ Thạch Đà thủa đó đơn giản mọi người ở đây cũng như các nơi khác đều gọi chung là trại Cha Tống hay nhà thờ Cha Tống. Theo thời gian ngôi nhà thờ nhỏ này được thay thế bằng 1 ngôi nhà thờ lớn hơn với mái lợp tôn tường gạch xi măng.
Năm 1964 vì hoàn cảnh chiến tranh một số đông giáo dân từ các tỉnh Bình Tuy,Phước Thành… thuộc các họ đạo như Đồng xoài,Đồng Tiến,Bến Các,Cái Sắn,Chính Tân,Bình Phước,Đa Minh,Vĩnh Phúc từ bỏ ruộng vườn nhà cửa về Sài Gòn lánh nạn.Họ đã dừng lại và chọn giáo xứ Thạch Đà như một miền đất hứa.
Giai đoạn 1964-1971, Giáo xứ Thạch Đà tăng đột biến về dân số.Từ hơn 1000 giáo dân ban đầu đã lên tới 3000 người.dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng vì nhu cầu cộng với 1 quyết tâm hy sinh.Năm 1971, ngôi nhà thờ mới kiên cố được khởi công xây dựng.Đến năm 1975 cơ bản được hoàn thành.Năm 1997 thánh đường được đại tu và ngày 2\12\2000 được cung và thánh hiến.



Thánh đường giáo xứ thạch đà - hạt xóm mới

II Địa Lý.
Giáo xứ Thạch đà trước kia thuộc phường 12 đầu năm 2007 sau khi chia cắt phường 12 ra thành 3 phường là : 1 phần thuộc phường 12 (cũ),1 phần thuộc phường 9(mới) và 1 phần thuộc phường 14 (mới). Hiện nay nhà thờ thì tọa lạc tại phường 9 nhưng giáo dân thì có mặt ở cả hai phường 9 và phường 14, nối liền 2 phường bằng con đường Phạm Văn Chiêu, diện tích khoảng 5 km2. Phía đông giáp giáo xứ Lạng Sơn và giáo xứ Lam Sơn, phía Nam giáp giáo xứ Hạnh Thông Tây giáp đường Quang Trung, phía Bắc giáp giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình. Chạy từ ngã ba Cầu Cụt , dọc theo bờ sông Vàm Thuật đến chợ Cầu, vòng về ngã tư Cầu Cống, xuống ngã ba Cây Trâm, về ngã tư Lê Văn Thọ giáp cầu Trường Đai.
- Nhà Xứ: được xây dựng vào năm 1973 gồm một trệt làm hội trường, tầng trên làm nơi ở của các cha. Gần đây đã được cha chánh xứ ( Cha Gioan B. Nguyễn Xuân Đức) cho sửa sang, nâng cấp. Tầng trệt còn sắp xếp thêm phòng họp, văn phòng HĐMVGX cũng như phòng tập hát và sinh hoạt các đoàn thể, ca đoàn…..
- Nhà giáo lý Đức Tin : công trình này mới thực sự lưu tâm hàng đầu của cha xứ từ khi ngài được Bề Trên bổ nhiệm về đây(năm 2004). Cha ưu ái dành hết nỗ lực cho những thế hệ tương lai. Công Trình khởi công xây dựng nhà sinh hoạt Đức Tin đã được Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn đặt viên đá đầu tiên ngày 26.11.2006. Nhân thánh lễ tạ ơn kỷ niệm 50 năm thành lập giáo xứ ( 1956 – 2006 ).
Khánh thành vào ngày :31/8/2008 công trình gồm 3 lầu 1 trệt cùng làm phép 3 quả chuông được thỉnh từ Pháp về
Số các cháu đang theo học các lớp giáo lý là: 1200 cháu
III/ QUÝ CHA PHỤC VỤ GIÁO XỨ:
- 1956 – 1998 : Cha cố Giuse Nguyễn Hữu Tống – chánh xứ.
- 1982 – 1990 : Cha Laurenso Nguyễn Văn Viễn – phụ tá
- 1992 – 1999 : Cha Phanxicô Trần Văn Thi – phụ tá
- 1999 – 2004 : Cha Thomas TRần Văn Hội – Chánh xứ
- 1999 – 2004 : Cha Phanxicô Đậu Nguyễn Hoàng Linh – phụ tá
- 2004 – nay : Cha Gioan B. Nguyễn Xuân Đức – chánh xứ
- 2005 – 2009 : Cha Giuse Trần ĐÌnh Phương – phụ tá
- 2009 – nay : Cha GiuSe Nguyễn Ngọc Thông – phụ tá
IV/ HỘI ĐỒNG MỤC VỤ GIÁO XỨ:
Khởi đầu từ chức danh Ban Hành giáo sau đổi thành Hội Đồng Giáo Xứ .Đến nay danh xưng HĐMVGX đã được tổ chức một cách quy củ đúng quy chế HĐMVGX của giáo phận gồm Ban Thường Vụ 5 người, mỗi BĐH giáo khu giáo họ là 5 người gồm 1 Trưởng,2 phó,1 thư ký, 1 thủ quý.Cũng nhu các đoàn thể ban nghành.Tất cả là 54 thành viên và 03 vị chuyên trách.
A/ HĐMVGX qua các thời kỳ :
Khóa 1:
1/ Augustino Nguyễn Văn Hiên : Giáo họ Thạch Đà - CTBHG
2/ Toma Nguyễn Văn Kim : Giáo họ Mai Châu – Phó chủ tịch
3/ Vicente Nguyễn văn Niệm : Giáo hộ Bến Cốc- Thư ký
4/ Gioan B. Lê Thế Ngự : Giáo họ Văn Quán – Thủ quỹ
Khóa 2:
1/ Giuse Đinh Văn Khanh : Giáo họ Thạch Đà – Chủ Tịch HĐGX
2/ Đaminh Hà Đức Đôn: Giáo họ Đa Minh – Phó chủ tịch
3/ Giuse Nguyễn Văn Hiếu : Giáo họ Bến Cát - Phó chủ tịch
4/ Giuse Nguyễn Văn Nhàn : Giáo họ Hạ Lôi – Thư ký
5/ Vicente Nguyễn Bá Quyền : Giáo họ Bến Cốc – Thủ quỹ
Khóa 3:
1/ Phanxico Nguyễn Hữu Châu : Giáo họ Thạch Đà – Chủ tịch HĐGX
2/ Giuse Nguyễn Văn Nghi: Giáo họ Hạ Lôi – Phó chủ tịch
3/ Đaminh Nguyễn Văn Sàng : Giáo họ Chính Tân – Thư ký
4/ Giuse Nguyễn Văn Bộ : Giáo họ Thạch Đà – Thủ quỹ
Khóa 4:
1/ Giuse Lưu Văn Đạo : Giáo họ Thạch Đà – Chủ tịch HĐGX
2/ Đaminh Vũ Hoàng Đô : Giáo họ Chính Tân – phó chủ tịch
3/ Tô ma Nguyễn văn Dũng : Giáo họ Mai Châu – phó chủ tịch
4/ Giuse Lê Đình Thuấn : Giáo họ Đa Minh – Thư ký
5/ Andre' Nguyễn Văn Viễn : Giáo họ Vĩnh Phúc – Thủ quỹ
Khóa 5:
1/ Đa Minh Vũ Hoàng Đô : Giáo họ CHính Tân – Chủ tịch HĐGX
2/ Giuse Lê Đình Thuấn : Giáo họ Đa Minh – phó chủ tịch
3/ Tô ma Nguyễn Văn Đoán : Giáo họ Đa Minh – phó chủ tịch
4/ Gioakim Hoàng Văn Mỹ : Giáo họ Bình Phước – Thư ký
5/ Giuse Vương Hữu Linh : Giáo họ Mai Châu – Thủ quỹ
Khóa 6 : nhiệm kỳ ( 2009 – 2013 )
1/ Đa minh Vũ Hoàng Đô : Giáo khu 4 – Chủ tịch HĐGX
2/ Gioakim Hoàng Văn Mỹ : Giáo khu 4 – PCT Nội Vụ
3/ Giuse Đỗ Văn Thuận : Giáo họ Thạch Đà – PCT Ngoại Vụ
4/ Antôn Đặng ĐA Ấp : Giáo họ Thạch Đà – Thư ký
5/ Giuse Vương Hữu Linh : Giáo khu 3 - Thủ quỹ
B/ Ban Điều Hành các giáo khu và giáo họ.
Giáo Khu 1:GiuSe Nguyễn Văn Minh (Trưởng Khu)
Giáo Khu 2:Giuse Nguyễn Văn Đoán ( “ nt”)
Giáo Khu 3:Vicente Nguyễn Văn Hoà ( “ nt”)
Giáo Khu 4:ĐaMinh Vũ Hoàng Khiêm ( “ nt”)
Giáo Khu 5:MatTheu Nguyễn Văn Nguyện ( “ nt”)
Giáo Khu 6:GiuSe Nguyễn Văn Vượng ( “ nt”)
Giáo Họ Thạch Đà Giuse Nguyễn Văn Lập (Trùm Chánh)
Các Ca Đoàn.
Phêrô Trần Văn Kha (Liên Ca Trưởng)
GiuSe Phạm Minh Nhật (Trưởng ca đoàn Cecilia)
Phêrô Nguyễn Doãn Lượng ( “nt” Mông Triệu)
AnTôn Lê Quan Xứ ( “nt” Thánh Tâm)
GiuSe Hoàng Văm Mạnh ( “nt” LaurenXô)
TôMa Vương Xuân Hưởng ( “nt” EmmaNuel)
Maria Nguyễn Thị Thanh ( “nt” Augustino)
Anna Phạm Đỗ Thị Mỹ Lan ( “nt” PhaoLô )
GiuSe Bùi Trung Thu ( “nt” TêRêSa )
Các Hội Đoàn
Hội Hiền Mẫu:Maria Nguyễn Thị Thiều (Hội Trưởng)
Gia Đình Phạt Tạ:Giuse Lê Đình Nhu ( “nt”)
Huynh Đoàn Augustino:Tôma Nguyễn Văn Thức ( “nt”)
Legio Mariae :Giuse Đỗ Văn Lịch ( “nt”)
Ban Bác Ái :Maria Nguyễn Thị Tình ( “nt”)
Hội Chăm Sóc Bệnh Nhân: Tômaso Nguyễn Kim Ngọc ( “nt”)
Lòng Chúa Thương Xót: Maria Nguyễn Thị Trung ( “nt”)
Hiệp Hội Thánh Mẫu: Anna Đinh Thị Thọ ( “nt” )
BMV Giới Trẻ: Giuse Đinh Văn Thông (Trưởng Ban)
Giáo Lý Viên: Giuse Trần Quốc Khôi ( “nt” )
Ban Phụng Vụ:Vicente Nguyễn Hoàng Thắng ( “nt” )
Kết Luận:
Từ một vùng đất hoang sơ cỏ dại Cha cố GiuSe Nguyễn Hữu Tống đã khai mở và dẫn dắt đoàn chiên ngay từ những ngày đầu còn thiếu thốn và khó khăn tiếp nối quý cha, quý tu sĩ nam nữ, những ân nhân trong và ngoài giáo xứ còn sống hay đã qua đời đã để lại dâú ấn của những hy sinh,phục vụ, xây dựng và yêu thương cho đến nay đã được 54 năm giáo xứ Thạch Đà có bộ mặt như ngày hôm nay như một chứng tích của một truyền thống tốt đẹp để các thế hệ nối tiếp góp phần xây dựng giáo xứ Thạch Đà ngày càng phát triển.Trong tương lai thánh đường sẽ được đại tu theo dự kiến của Cha chánh xứ,HĐMVGX cũng như toàn thể giáo dân đã chung lòng chung sức đóng góp xây dựng như công trình nhà sinh hoạt đức tin đã khánh thành vào năm 2008.
Cảm tạ Thiên Chúa, Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse, các Thánh Tử Đạo Việt Nam.Biết ơn giáo hội và quê hương, ghi ơn các bậc tiền bối, ân nhân và thân nhân xa gần.
Tất cả là hồng ân.

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình